Cuộc đời và triết lý đầu tư của Philip Fisher - Cha đẻ của học thuyết đầu tư tăng trưởng

Như chúng ta cũng biết nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffet từng thừa nhận   “Tôi bao gồm 85% từ Benjamin Graham và 15% còn lại từ Fisher”. Vậy...

philip Fisher, đầu tư tăng trưởng, congstock, đầu tư chứng khoán

Như chúng ta cũng biết nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffet từng thừa nhận  “Tôi bao gồm 85% từ Benjamin Graham và 15% còn lại từ Fisher”.

Vậy Fisher là ai? Vì sao Fisher lại ảnh hưởng lớn đến phong cách đầu tư của Warren Buffet như vậy?

Hôm nay, hãy cùng CongStock tìm hiểu về nhà đầu tư vĩ đại này nhé ! Philip Fisher – Cha đẻ của học thuyết đầu tư tăng trưởng.

philip Fisher, đầu tư tăng trưởng, congstock, đầu tư chứng khoán

TIỂU SỬ

Philip Arthur Fisher (8/9/1907 – 11/03/2004) là nhà đầu tư chứng khoán Mỹ nổi tiếng với tác phẩm "Cổ phiếu thường Lợi nhuận phi thường".

Ông được mệnh danh là cha đẻ của học thuyết đầu tư tăng trưởng và là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại trên thị trường chứng khoán.

Triết lý đầu tư của ông không chỉ được nhiều chuyên gia hiện đại nghiên cứu và áp dụng mà còn được rất nhiều nhà đầu tư coi đó là cẩm nang dẫn đường cho bản thân.

Sự nghiệp của Philip Fisher bắt đầu năm 1928 khi ông rời bỏ Trường kinh doanh Standford khi nó mới thành lập để làm nhà phân tích chứng khoán với Ngân hàng Anglo-London ở San Francisco. Ông chuyển sang một công ty giao dịch chứng khoán một thời gian ngắn trước khi bắt đầu khởi nghiệp bằng đồng tiền của mình khi thành lập công ty Fisher & Company năm 1931. Ông quản lý các công việc của công ty cho đến khi nghỉ hưu năm 1999 ở tuổi 91 và người ta nói rằng ông đã tạo ra những lợi nhuận đầu tư phi thường cho những khách hàng của mình.

philip Fisher, đầu tư tăng trưởng, congstock, đầu tư chứng khoán

Cuốn sách kinh điển của Philip Fisher

Philip Fisher đạt được thành tích xuất sắc trong 70 năm đầu tư của mình. Ông đầu tư vào công ty được quản lý tốt, tăng trưởng, chất lượng cao và giữ dài hạn. Ví dụ, ông đã mua cổ phiếu của Motorola vào năm 1955 và tiếp tục giữ nó cho đến khi ông qua đời vào năm 2004.

Châm ngôn nổi tiếng của ông "15 điều cần tìm kiếm trong cổ phiếu thường" đã được phân chia thành hai loại: Chất lượng quản lý và Các đặc điểm của doanh nghiệp. Phẩm chất quản lý quan trọng của công ty cần có là: quản lý toàn diện, kế toán thận trọng, triển vọng dài hạn tốt, cởi mở để thay đổi, kiểm soát tài chính xuất sắc, và các chính sách nhân sự tốt.

Đặc điểm kinh doanh quan trọng sẽ bao gồm: định hướng tăng trưởng, lợi nhuận cao, lợi nhuận trên vốn cao, bộ phận nghiên cứu và phát triển tốt, hệ thống phân phối bán hàng tốt, công tỷ đầu ngành và sở hữu các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền

Theo ông:

“Những công ty nhỏ có tốc độ tăng trưởng cao đem lại khả năng sinh lời cực kỳ lớn. Đôi lúc có thể tới hàng nghìn % trong một thập kỷ.”

15 NGUYÊN TẮC CHỌN LỰA CỔ PHIẾU CỦA PHILIP FISHER

philip Fisher, đầu tư tăng trưởng, congstock, đầu tư chứng khoán

Nguyên tắc 1: Công ty phải có sản phẩm hoặc dịch vụ nằm trong thị trường nhiều tiềm năng

Nếu ngành đó đang giàu tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng cao thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn.

Ví dụ như có thể kể các ngành rất hot hiện nay là: Năng lượng sạch, thịt thực vật, trí tuệ nhân tạo,…

Lúc này, đối thủ cạnh tranh chưa có nhiều và việc nhân rộng quy mô cũng dễ dàng hơn.

Nguyên tắc 2: Ban lãnh đạo phải luôn có kế hoạch để duy trì vị thế của công ty

Không công ty hay một loại sản phẩm nào có thể duy trì vị thế của mình mãi mãi.

Đâu có ai ngờ được rằng những chế một thời như Yahoo hay Kodak đều đã sụp đổ vì không chịu làm mới mình.

Theo ông công ty mà cụ thể là ban lãnh phải luôn có kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nguyên tắc 3: Công ty có quan tâm tới hoạt động Nghiên cứu & phát triển một cách hiệu quả (R&D)?

Đầu tư cho tương lai là rất tốt, tuy nhiên bạn nên theo dõi tính phù hợp và hiệu quả của chúng. Các công ty chú trọng chủ động đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường thường sẽ đạt được những thắng lợi to lớn trong tương lai bất chấp hoàn cảnh kinh tế, môi trường có thay đổi.

Nguyên tắc 4 : Công ty có doanh số (khâu bán hàng) vượt trội hơn so với các đối thủ cùng ngành

Doanh số lớn hơn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang có lợi thế về quy mô. Khi đó giá thành sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống và đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp

Nguyên tắc 5: Công ty có biên lợi nhuận ròng cao hơn so với các đối thủ cùng ngành

Biên lợi nhuận ròng cao hơn thể hiện công ty đó đang hoạt động hiệu quả hơn so với đối thủ.

Hơn nữa mức biên lợi nhuận ròng cao sẽ là tấm đệm để giúp doanh nghiệp “giảm đau” trong thời kỳ khó khăn.

Theo đó bạn nên lựa chọn đầu tư những công ty có biên lợi nhuận ròng cao nhất trong ngành.

Nguyên tắc 6: Công ty có khả năng duy trì biên lợi nhuận ròng trong dài hạn

Chắc chắn bạn sẽ muốn công ty duy trì mức biên lợi nhuận tốt trong dài hạn hay vì chỉ đạt được trong ngắn hạn.

Đặc biệt nếu công ty có thể duy trì biên lợi nhuận ròng bằng cách cắt giảm chi phí hoạt động không cần thiết thì đây sẽ là một điểm cộng lớn về năng lực quản trị doanh nghiệp.

Nguyên tắc 7:  Hãy để ý tới công ty đối xử với người lao động như thế nào

Những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi những người lao động hạnh phúc sẽ có chất lượng tốt hơn những sản phẩm khác.

Theo Fisher bạn đừng quá tập trung vào những báo cáo lao động trong báo cáo thường niên. Thay vào đó bạn có thể hỏi trực tiếp những nhân viên ở đó để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.

Nguyên tắc 8: Cơ cấu cổ đông quá cô đặc

Fisher chỉ ra rằng những công ty có nhiều chức vụ quan trọng được giao cho thành viên trong gia đình thường sẽ thiếu động lực trong công việc và tiềm ẩn rủi ro quản trị (tính minh bạch).

Ngoài ra, chế độ lương thưởng cũng cần được quan tâm tới. Chế độ khen thưởng hằng năm nên được gắn với hiệu quả trong công việc và không nên có sự chênh lệch quá lớn giữa quản lý cấp 1 và cấp 2.

Nguyên tắc 9: Công ty có chú trọng tới lớp lãnh đạo kế cận

philip Fisher, đầu tư tăng trưởng, congstock, đầu tư chứng khoán

Với phong cách đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài. Fisher cho rằng nhà đầu tư nên cẩn trọng với những doanh nghiệp chưa đào tạo được đội ngũ lãnh đạo kế cận xứng đáng.

Doanh nghiệp càng lớn thì sẽ gục ngã càng nhanh nếu người quản lý kế nhiệm không đủ năng lực.

Nguyên tắc 10:  Công ty có cơ cấu chi phí hợp lý

Một doanh nghiệp sẽ không thể tiến xa nếu nó không thể tự cải thiện chi phí hoạt động. Tương đối khó để xác định xem chi phí hoạt động doanh nghiệp cụ thể bằng bao nhiêu là tốt.

Tuy nhiên khi so sánh những công ty trong cùng một ngành, Fisher khuyên bạn nên tránh những doanh nghiệp có chi phí hoạt động quá mức và không tối ưu.

Nguyên tắc 11: Nên chú ý tới những yếu tố giúp doanh nghiệp của mạnh vượt trội hơn so với những đối thủ cùng ngành

Do mỗi ngành nghề lại có một đặc điểm riêng nên bạn phải thực sự am hiểu về ngành và tìm ra điểm đặc biệt giúp doanh nghiệp của bạn vượt lên cả.

Ví dụ như với ngành Thép thì doanh nghiệp nào có quy mô lớn và sử dụng công nghệ luyện thép hiện đại (tốn ít chi phí hơn) sẽ có lợi thế lớn hơn những đối thủ còn lại.

Hoặc như các doanh nghiệp khai thác dịch vụ cảng biển phải có cảng nước sâu để đáp ứng xu hướng sử dụng tàu siêu trọng trên thế giới.

Nguyên tắc 12: Công ty có triển vọng tăng trưởng trong nhắn hay dài hạn

Philip Fisher cho rằng để giảm thiểu rủi ro biến động của thị trường, những nhà đầu tư cá nhân nên đầu tư dài hạn. Do đó những công ty có tầm nhìn, kế hoạch trong dài hạn nên được ưu tiên.

Ngoài ra nhà đầu tư cũng nên tránh những doanh nghiệp tổ chức IR quá thường xuyên. Theo ông những doanh nghiệp như vậy sẽ tập trung kết quả cho từng quý mà quên đi kế hoạch tăng trưởng trong dài hạn.

Nguyên tắc 13: Tránh đầu tư vào những công ty phát hành cổ phiếu quá nhiều

Để tăng trưởng trong dài hạn công ty cần rất nhiều vốn, đây là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên công ty đó phải cân bằng lợi ích giữa công ty và cổ đông hiện hữu. Theo đó, nguồn vốn mới nên có cả vốn vay ngân hàng.

Có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để huy động vốn dẫn tới lượng cổ phiếu bị pha loãng và làm giảm lợi ích từ tăng trưởng lợi nhuận (giảm EPS).

Nguyên tắc 14: Người điều hành là vị thuyền trưởng đích thực

Vị thuyền trưởng đích thực luôn bình tĩnh trước mọi sóng gió và chèo lái con thuyền đi đúng hướng.

Ví dụ người điều hành luôn nhắc nhở về những nguy cơ phía trước mặc dù công ty đang hoạt động tốt (vượt kế hoạch) hoặc luôn chấn an nhân viên khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra.

Có vẻ như Warren Buffett đã học được điều này từ Philip Fisher khi trong rất nhiều bức thư gửi cho cổ đông hằng năm, Warren viết:

“Hãy quên tỷ suất sinh lời điên rồ năm ngoái đi, chúng ta sẽ không đạt được kết quả này nữa đâu”

Nhưng hết năm này qua năm khác quỹ đầu tư do Warren Buffett điều hành vẫn đạt tỷ suất sinh lời ấn tượng.

Nguyên tắc 15: Công ty có một bộ máy minh bạch

Fisher nhấn mạnh rằng dù có đạt toàn bộ 14 tiêu chí trên nhưng nếu doanh nghiệp thiếu đi tính minh bạch thì chúng ta không nên suy nghĩ nhiều, hãy loại chúng ngay khỏi danh mục theo dõi.

Mọi doanh nghiệp không thể lúc nào cũng hoạt động tốt, nhà đầu tư nên tìm những doanh nghiệp có nhà quản lý tốt, thẳng thắn đối mặt với những khó khăn hoặc sai lầm của doanh nghiệp

Có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để huy động vốn dẫn tới lượng cổ phiếu bị pha loãng và làm giảm lợi ích từ tăng trưởng lợi nhuận (giảm EPS).

Nếu thấy hay hãy like ,chia sẻ bài viết và đừng quên để lại ý kiến của bạn dưới phần comment để chúng ta bàn luận thêm nhé !

Chúc các bạn luôn sáng suốt và đầu tư hiệu quả !

BÌNH LUẬN


Bài viết liên quan :

BẠN CÓ THỂ THÍCH$type=three

Name

Bài học đầu tư,19,Bản tin ngày,3,BWE,4,chỉ số tài chính DBC,1,cổ phiếu hot,9,DBC,6,DPG,3,DTD,3,DVP,2,GDT,2,HDG,3,Kiến thức đầu tư,23,NLG,1,PHR,3,Phương pháp CONGBT,1,SFI,1,Tải sách,7,thư giãn,26,tin tức DBC,3,TLG,6,Triết lý đầu tư,1,truyện cười,13,Ước định giá cổ phiếu,4,vslide,7,
ltr
item
Đầu tư như thế nào: Cuộc đời và triết lý đầu tư của Philip Fisher - Cha đẻ của học thuyết đầu tư tăng trưởng
Cuộc đời và triết lý đầu tư của Philip Fisher - Cha đẻ của học thuyết đầu tư tăng trưởng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjeKhhXZD5x4vskZDZgj2OWFf0UxUqAQmG8hT8b7JT2U9Y2VZLA7svjtgu6q-mOL4Wrz1d6fJDNVlvAc1kHtgdGwWzQhyphenhyphenlbCKleirO8jzTHhwyLiSQI-8eB6iEFCUGmTflzBXYsajINosQ/w629-h336/philip-fisher-meetinvest-1448361392762-crop-1448385476343.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjeKhhXZD5x4vskZDZgj2OWFf0UxUqAQmG8hT8b7JT2U9Y2VZLA7svjtgu6q-mOL4Wrz1d6fJDNVlvAc1kHtgdGwWzQhyphenhyphenlbCKleirO8jzTHhwyLiSQI-8eB6iEFCUGmTflzBXYsajINosQ/s72-w629-c-h336/philip-fisher-meetinvest-1448361392762-crop-1448385476343.png
Đầu tư như thế nào
https://www.congstock.com/2021/08/cuoc-oi-va-triet-ly-au-tu-cua-philip.html
https://www.congstock.com/
https://www.congstock.com/
https://www.congstock.com/2021/08/cuoc-oi-va-triet-ly-au-tu-cua-philip.html
true
1355086816124101640
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả Đọc thêm Phản hồi Cancel reply Xóa Đăng bởi Home PAGES POSTS View All BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy