Chào mừng các bạn quay lại với CongStock . Chắc hẳn với bài viết hôm trước về cách định giá cổ phiếu theo Công thức của Benjamin Graham đã ...
Chào mừng các bạn quay lại với CongStock. Chắc hẳn với bài viết hôm trước về cách định giá cổ phiếu theo Công thức của Benjamin Graham đã giúp các bạn có thể xác định giá của một cổ phiếu một cách dễ dàng rồi đúng không nào! Nếu bạn nào chưa đọc có thể xem lại chi tiết tại đây!
Ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn thêm 2 phương
pháp định giá mà bản thân mình cũng hay sử dụng. Đó là Phương pháp P/E và Phương
pháp P/B.
Ngoài việc lưu ý về 2 nguyên tắc #1 và #2 ở bài trước, khi định
giá sử dụng 2 phương pháp P/E và P/B này, mình có một lưu ý cho các bạn. Đó là:
Phương pháp P/B:
Hiệu quả và chính xác hơn khi đánh giá các cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm
ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán
Phương pháp P/E:
Hiệu quả và chính xác hơn khi xác định giá cổ phiếu ở các công ty nhóm ngành thương mại, sản xuất và còn lại…
Các bạn lưu ý điều này để chọn cho mình phương pháp hợp lý
khi định giá một cổ phiếu các bạn quan tâm nhé!
Hãy cùng mình đi chi tiết cách định giá cổ phiếu bằng 2 phương pháp này!
Phương pháp P/E
P/E là gì ?
Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là
chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập
trên một cổ phiếu (EPS).
Công thức tính chỉ số P/E:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu
(EPS)
Ý nghĩa:
Cách hiểu thứ nhất:
Bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận
(thu nhập) của doanh nghiệp đó
Cách hiểu thứ hai: (mình hay hiểu theo cách này):
Đó là nếu giả sử EPS của doanh nghiệp không thay đổi (doanh nghiệp hoạt động ổn
định như hiện tại) thì sau bao nhiêu năm hoàn vốn đầu tư
Ví dụ: P/E cổ phiếu =10.
Có nghĩa là nếu bạn bỏ số một số tiền mua cổ phiếu ấy, doanh nghiệp hoạt động ổn
định và EPS đi ngang như hiện tại thì phải mất 10 năm bạn mới có thể thu hồi được
vốn ban đầu.
Như ta thấy do giá thị trường và EPS của một cổ phiếu luôn
biến động nên chỉ số P/E cũng luôn thay đổi. Từ hệ số này ta có thể nhận ra mức
kỳ vọng của thị trường về cổ phiếu ấy. Do chỉ số này không tính đến yếu tố tốc
độ tăng trưởng EPS của doanh nghiệp nên thường các công ty có tốc độ tăng trưởng
cao sẽ được thị trường kỳ vọng nhiều hơn và có P/E trung bình cao hơn.
Định giá cổ phiếu theo
phương pháp P/E
Từ công thức P/E ta có thể dễ dàng nhìn thấy :
P = P/E x EPS
(Như vậy ta có thể hiểu giá cổ phiếu kỳ vọng của năm nay = P/E ước tính x EPS kỳ vọng năm)
P/Eước tính : Chỉ số này thường được tính bằng Chỉ số P/E trung bình ngành (tại đây) hoặc Chỉ số P/E trung bình các năm trước của cổ phiếu đó
EPSkỳ vọng : Chỉ số này thường dựa vào kế hoạch
kinh doanh của doanh nghiệp đó trong năm và kỳ vọng cũng như nhận định của bạn
về EPS của doanh nghiệp năm đó
Ví dụ : Ta xem xét cổ phiếu GDT – Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức
Thành
Chỉ số P/E : + Theo trung bình ngành là 10
+ Theo trung bình 4 năm gần nhất (DL trên cafef): 7.66
Kế hoạch lợi nhuận năm
2021 là 86.4 tỷ tương đương với EPS = 5.04. Ta giả sử công ty hoàn thành 100% kế
hoạch đề ra thì mức giá hợp lý của cổ phiếu GDT năm 2021 là :
TB ngành: 10 x 5.04 = 50.4 (Năm mươi nghìn bốn trăm đồng)
TB năm : 7.66 x 5.04 =
38.6 (Ba mươi tám ngàn sáu trăm đồng)
Ngoài ra doanh nghiệp này
thường xuyên trả cổ tức bằng tiền đều đặn 50% (1 cổ phiếu nhận 5.000 đồng). Do
đó chúng ta có ước tính giá của cổ phiếu này trong năm 2021 hợp lý vào khoảng từ 43.6 – 55.4.
Như vậy, qua phương pháp P/E chúng ta đã xác định được dải
giá hợp lý của một cổ phiếu, so sánh giá cổ phiếu với giá thị trường hiện tại
ta có thể đánh giá được cổ phiếu đang rẻ hay đắt và chiến lược đầu tư sao cho hợp
lý!
Bây giờ hãy đến phương pháp P/B nhé ( Xem tiếp)
Nếu có ý kiến hay quan điểm như thế nào, đừng ngại để lại cho mình biết ý kiến của bạn ở phần comment dưới bài viết !
Chúc các bạn áp dụng và đầu tư hiệu quả!
BÌNH LUẬN