Thị trường chứng khoán năm 2021 đã đi được một nửa chặng đường, thị trường tăng trưởng một cách thần kỳ, hàng loạt các kỷ lục về điểm số trê...
Thị trường chứng khoán năm 2021 đã đi được một nửa chặng đường, thị trường tăng trưởng một cách thần kỳ, hàng loạt các kỷ lục về điểm số trên sàn chứng khoán đã bị xô đổ, có thêm hàng ngàn các nhà đầu tư ngày ngày tham gia thị trường với hy vọng kiếm lời, phớt lờ mọi cảnh báo rủi ro về kinh tế cũng như dịch bệnh đang hoành hành. Thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán như một mỏ vàng bất tận và những ai chưa tham gia thị trường được coi như một kẻ không biết nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, thị trường hiện tại được đánh giá đang có những điểm tương đồng với giai đoạn 2017-2018.
Hôm nay, Các
bạn hãy cùng Congstock nhìn lại bài học lịch sử từ sụp đổ của thị trường chứng
khoán năm 2018 và cùng suy ngẫm nhé
Chúc các bạn
có những phút giây bổ ích !
Thị trường chứng khoán 2017: Một năm
“tràn ngập” kỷ lục
Năm 2017 thực
sự là một năm đáng nhớ và rất nhiều cảm xúc của TTCK khi hàng loạt con số liên
tục “lập đỉnh”.
Tính đến
ngày 19/12/2017, chỉ số VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm
2016. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 111,61 điểm, tăng 41,5% so với cuối năm
2016. Trước đó, có những thời điểm VN-Index đã vượt mốc 970 điểm - một con số kỷ
lục trong gần 10 năm qua sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tổng giá trị
danh mục nhà đầu tư nước ngoài vượt 31 tỷ USD; giá trị mua ròng của khối ngoại
trên cả cổ phiếu và trái phiếu đạt hơn 44 nghìn tỷ đồng; những phiên thoái vốn
“tỷ đô”;…
Năm 2017,
làn sóng lên sàn của các “đại gia”
và các ngân hàng (VPBank, Vietjet
Air…) đã giúp thị trường tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô cộng với việc số lượng
tài khoản của nhà đầu tư tăng mạnh (tính đến ngày 30/11/2017) đạt 1,9 triệu tài
khoản (trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 22.114 tài khoản) tăng
11,1% so với cuối năm 2016.
Hoạt động của
các nhà đầu tư diễn ra sôi nổi, thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình
quân đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên, tăng 63% so với bình quân năm 2016.
Năm 2017
cũng là một dấu mốc quan trọng của ngành Chứng khoán với sự ra đời của TTCKPS,
góp phần hoàn thiện mô hình TTCK hiện đại.
Tất cả những yếu tố này đều đưa mọi người đến một hy vọng tốt đẹp về một năm 2018 tươi sáng. Đa số các chuyên gia đều cho rằng, năm 2018 nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ có thêm những “kỷ lục” mới. Đặc biệt, chỉ số VN-Index rất có thể sẽ có thêm nhiều “đỉnh mới” và cũng không loại trừ sẽ tiệm cận “đỉnh” lịch sử được xác lập vào tháng 3/2007 (hơn 1.170 điểm)
Nhưng tất cả những gì diễn ra trong năm 2018 đã nằm ngoài hoàn toàn những suy nghĩ của những kẻ mộng mơ nhất.
Thị trường chứng khoán 2018: Cơ hội
trước – Cạm bẫy sau
Quý I: Tăng nóng (09/04/2018)
Ở giai đoạn
này TTCK Việt Nam chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc với cơn sóng chứng
khoán đầu cơ chưa từng có trên thị trường. Chỉ số VN Index tăng mạnh 220,99 điểm
(tương đương 22,36%) từ mốc 984,24 cuối năm 2017 điểm và chạm đỉnh 1.204,3 vào
ngày 09/04/2018 . Chỉ số VN- Index lập kỷ lục là do sự bùng nổ của tăng mạnh của
nhóm cổ phiếu ngân hàng và trở thành chỉ số tăng trưởng mạnh nhất thế giới,
thanh khoản đạt hàng chục nghìn tỷ mỗi phiên.
Tiền đổ ùn
ùn vào Việt Nam, thậm chí, lãnh đạo một công ty quản lý qũy, thời điểm đó còn
lo ngại thị trường tăng mạnh thế này mà tiền cứ chảy về, các nhà quản lý quỹ
không biết giải ngân như thế nào!
Tuy nhiên, niềm
vui ngắn chẳng tày gang, một đợt sóng điều chỉnh kéo dài đã lấy đi hết những
thành quả mà thị trường đạt được. Trong quý II, chứng khoán Việt lại được “xướng
tên” với vị trí thứ nhất nhưng là giảm mạnh nhất so với thế giới
Quý II: Giảm sâu
Sau khi chỉ
số VN- Index lập đỉnh (ngày 09/04), thị trường ngay lập tức chịu áp lực chốt lời
mạnh, cộng với việc khối ngoại bán ròng do lo ngại rủi ro đến từ các thị trường
mới nổi dưới tác động của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Nhóm cổ phiếu
ngân hàng với những cái tên “lừng lẫy” như VPB (VPBank), VCB (Vietcombank), CTG
(VietinBank), BID (BIDV)…từng được giới đầu tư yêu thích bao nhiêu thì lại khiến
họ “cháy túi” bấy nhiêu.
Ngoài ngân
hàng, nhóm cổ phiếu dầu khí cùng sự lao dốc của giá dầu thế giới cũng góp phần
không nhỏ vào sự đảo điên của thị trường. Ngay cả những cái tên gây “xôn xao”
dư luận với những phiên IPO thành công ngoài sức mong đợi như BSR (Lọc hóa dầu
Bình Sơn), POW (PV Power), OIL (PV Oil) cũng đều lao dốc.
Không chỉ về
mặt điểm số, thanh khoản thị trường còn sụt giảm rất mạnh cho thấy dòng tiền đã
đứng ngoài thị trường để ‘trú bão’.
Thị trường chứng
khoán sụp đổ một cách nhanh chóng và giảm điểm một cách chưa từng có từ sau cuộc
sụp đổ của thị trường năm 2008. Cùng với các tin xấu và áp lực từ bên ngoài khiến
VN Index đã giảm điểm liên tục, chạm đáy ở mức 893,16 điểm vào ngày 11/7, mất
311,17 điểm so với thời điểm đỉnh vào 09-04 (tương đương 34,84%).
Quý III: Hồi phục giả
Sau những
phiên giảm sâu, thị trường có những phiên hồi phục do sự bắt đáy từ dòng tiền
tích cực đến từ các tổ chức và các nhà đầu tư ngoại. Dòng tiền dần dần đổ vào
thị trường tiếp diễn cho đến phiên giao dịch cuối cùng của quý III, đánh dấu sự
phục hồi của chỉ số Vn– Index.
Nhờ thông
tin kết quả kinh doanh quý II tích cực, đồng thời NĐT dường như đã thích ứng với
các diễn biến chính trị và kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn này, VN Index phục
hồi tăng trên mức 1.000 điểm (tăng 32,89 điểm so với đầu năm, tương đương 3,34%
và 56,35 điểm so với cuối quý II).
Khi đó, hàng
loạt những đánh giá nhận định thị trường hoàn toàn có thể tìm lại vùng đỉnh hồi
tháng 4, nút thắt tâm lý của nhà đầu tư được cởi bỏ.
Thế nhưng, ảnh
hưởng của những lần tăng lãi suất của FED cũng như các biến động của thị trường
thế giới, đặc biệt là dầu thô, một lần nữa đã lấy đi hết những thành quả mà thị
trường Việt đạt được sau một thời gian dài tích lũy.
Quý IV: Điều chỉnh mạnh
Ở quý IV này,
Thị trường bất ngờ điều chỉnh mạnh, đặc biệt là những phiên giao dịch cuối cùng
của năm 2018 sau khi FED có động thái nâng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018.
Nhóm CP giảm
mạnh nhất là dầu khí (giảm 29,3%), tiếp theo là nhóm ngành viễn thông, dược phẩm
và y tế, công nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh đi xuống chung, vẫn có các nhóm
tăng trưởng tốt ngay trong giai đoạn điều chỉnh cuối năm như: công nghiệp, công
nghệ thông tin, tiện ích cộng đồng, dịch vụ tiêu dùng.
Những cổ phiếu
bluechips trong rổ VN30 bị chiết khấu từ 20% đến 40% thị giá so với mức đỉnh đầu
năm. Một loạt cổ phiếu nóng ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
hay dòng cổ phiếu bất động sản, dầu khí bị bán ra ồ ạt.
Kết thúc
phiên giao dịch ngày 21/12, chỉ số Vn-Index đánh mất mốc 920 điểm, xuống dưới vạch
xuất phát 984 điểm hồi đầu năm và giảm 24% so với mức đỉnh 1.200 điểm.
Năm 2018 kết
thúc ghi dấu nhiều kỷ lục mới của thị trường nhưng cũng là năm để lại nhiều cảm
xúc trái chiều cho nhà đầu tư
Với những ai
đã từng trải qua giai đoạn thị trường năm 2017 - 2018 thì chắc hẳn những ký ức
này sẽ chẳng bao giờ phai nhòa, về những phút giây hy vọng, tham lam và sợ hãi.
Những phút giây ấy sẽ mãi trở thành bài học đắt giá cho những chặng đường đầu
tư phía trước và là một bài học vô giá cho những thế hệ về sau!
Nếu có ý kiến
hay quan điểm như thế nào, đừng ngại để lại cho mình biết ý kiến của bạn ở phần
comment dưới bài viết. Còn nếu thấy hay và bổ ích đừng quên like và share để
mình có thêm động lực viết tiếp các bài chia sẻ tiếp theo các bạn nhé !
Chúc các bạn
luôn đầu tư hiệu quả !
BÌNH LUẬN