Chào các bạn! Hôm nay CongStock sẽ cung cấp cho các bạn một kiến thức vô cùng hữu ích mà chắc hẳn các bạn cũng đang rất quan tâm, liên quan...
Chào các bạn! Hôm nay CongStock sẽ cung cấp cho các bạn một kiến thức vô cùng hữu ích mà chắc hẳn các bạn cũng đang rất quan tâm, liên quan đến cổ tức, giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức và quan điểm có nên mua cổ phiếu khi có tin tức chia cổ tức hay không? Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích và đừng quên để lại cho mình những Comment cũng như ý kiến của bạn dưới bài viết nhé!
Chúng ta cùng bắt đầu nào!
Cổ tức là gì ?
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông
công ty sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định
Hàng năm, số tiền được
trích ra để chi trả cổ tức sẽ được thông qua trong Đại hội cổ đông.
Hình thức trả cổ tức
?
Mình sẽ đi sâu vào 3 hình thức trả cổ tức phổ biến thường gặp:
+ Trả cổ tức bằng tiền
+ Trả cổ tức bằng cổ phiếu
+ Kết hợp cả 2 hình thức trên
Trả cổ tức bằng tiền:
Là việc doanh nghiệp
trả cổ tức bằng tiền mặt trực tiếp vào tài khoản chứng khoán cho cổ đông.
Tại thị trường chứng
khoán Việt Nam, khi 1 doanh nghiệp công bố tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền, thì tức
là dựa trên mệnh giá cổ phiếu (tương ứng 10.000 đồng/CP)
Các bạn lưu ý điều này để tránh bị nhầm lẫn vì nhiều bạn mới
chơi thấy các công ty chia cổ tức tiền mặt cực kỳ cao lên đến 50%, 60%, 80% lại
tưởng tính trên giá cổ phiếu hiện tại. Điều đó không đúng, thực tế 50% là tương
ứng với 5.000đ/cp, 60% là 6.000đ/cp…
Ví dụ: Ngày 16/06/2021, Công ty FPT chi trả cổ tức bằng tiền
với tỷ lệ 10%. Như vậy, 1 cổ phiếu FPT cổ đông sẽ nhận được: 10% x 10.000 =
1000 đồng
Trả cổ tức bằng cổ
phiếu:
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc doanh nghiệp sẽ phát hành
thêm cổ phiếu cho cổ đông theo một tỷ lệ
xác định. Mỗi cổ đông sẽ được nhận thêm số cổ phiếu dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ
phiếu mà mình đang nắm giữ.
Ví dụ: Công ty FPT dự kiến phát hành hơn 118,36 triệu cổ phiếu
để trả cổ tức theo tỷ lệ 15% (20:3), tương đương cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ
nhận thêm 03 cổ phiếu mới.
Trả cổ tức vừa bằng
tiền và cổ phiếu
Là hình thức kết hợp cả 2 hình thức trên. Cổ đông sẽ vừa được
nhận tiền mặt trực tiếp vào tài khoản và vừa nhận được thêm cổ phiếu mới theo tỷ
lệ được chia.
Về ưu - nhược điểm
của các hình thức chia cổ tức CongStock
sẽ hẹn các bạn ở một bài viết khác. Còn bây giờ chúng ta hay cùng nhau đến với
nội dung chính của bài viết ngày hôm nay.
Giá cổ phiếu sau khi
chia cổ tức
Có một số khái niệm Ngày
mà các bạn cần lưu ý để hiểu và nắm rõ khi tìm hiểu các tin tức đó là:
Ngày chia cổ tức (ngày đăng ký cuối cùng - ĐKCC), Ngày giao dịch không hưởng
quyền (Ngày GDKHQ), Ngày thanh toán cổ tức.
CongStock sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất:
Ngày chia cổ tức:
Là ngày quyết định chia cổ tức trong văn
bản họp đại hội cổ đông. Đây là ngày công ty sẽ chốt danh sách các cổ đông đang
nắm giữ chứng khoán. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh
sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ
tức.
Ngày giao dịch không
hưởng quyền: Là ngày mà bắt đầu từ ngày này trở đi nhà đầu tư có mua cổ phiếu
cũng không được chia cổ tức đợt đó. Vì sao lại có ngày này ?
Bởi vì tại thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi bạn mua cổ
phiếu thì phải sau 2 ngày sau (không tính thứ 7, chủ nhật) số cổ phiếu mới về đến
tài khoản của bạn (T+2). Do đó:
Ngày giao dịch không hưởng quyển = Ngày chia cổ tức - 2
Điều này thật dễ hiểu. Ví dụ, ngày chốt danh sách cổ đông để
chia cổ tức là ngày 16 thì cho dù ngày 14 bạn có mua cổ phiếu thì ngày 16 bạn vẫn
chưa sở hữu cổ phiếu đó (phải sau 2 ngày tức là ngày 17, CP mới về đến tài khoản).
Như vậy tại thời điểm chốt danh sách cổ đông (ngày 16) sẽ không có tên bạn. Do
đó bạn sẽ không được nhận cổ tức.
Ngày thanh toán cổ tức:
Là ngày mà cổ tức về tài khoản của bạn (ngày bạn nhận tiền cổ tức hoặc cổ phiếu
mới)
Giá cổ phiếu khi chia
cổ tức
" Giá cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ bị điều chỉnh GIẢM "
Mình xin nhắc lại, tại Ngày
giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm.
Các bạn chú ý là ngày bị điều chỉnh là ngày GDKHQ chứ không phải Ngày chia cổ tức
(có nhiều bạn hay bị nhầm lẫn về điều này).
Lý do giá cổ phiếu bị
điều chỉnh giảm là do Định luật bảo toàn vốn và dòng tiền. Điều này mình có thể
giải thích một cách dễ hiểu như sau. Như chúng ta đã biết
Giá cổ phiếu x tổng số
lượng cổ phiếu = Tổng giá trị vốn hóa của doanh nghiệp ( tổng giá trị công ty)
TH1: Chia cổ tức bằng tiền mặt. Khi đó một lượng tiền mặt lớn
sẽ rời khỏi công ty để vào tài khoản của nhà đầu tư. Điều đó làm cho giá trị
công ty thời điểm đó giảm đi. Như công thức trên, Tổng giá trị giảm, tổng số lượng
cổ phiếu không thay đổi, suy ra giá cổ phiếu giảm.
TH2: Chia cổ tức bằng cổ phiếu. Ta có tổng giá trị vốn hóa của doanh nghiệp không đổi
(Do khi chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ là sự điều chỉnh
từ chỉ mục lợi nhuận sau thuế sang mục vốn góp chủ sở hữu), số lượng cổ phiếu
tăng lên, suy ra giá cổ phiếu giảm.
Từ bản chất đó ta cũng có thể dễ dàng tính giá của cổ phiếu
sau khi chia cổ tức trong từng trường hợp
Giá cổ phiếu sau khi
chia cổ tức bằng tiền
P’ = P – C
Trong đó :
P’: Giá cổ phiếu sau khi chia (Giá cổ phiếu
ngày GDKHQ)
P: Giá cổ phiếu hiện tại
C: Cổ tức bằng tiền
Ví dụ: Cổ phiếu AAA chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% ( tương ứng
với 1000đ/cp)
Giá cổ phiếu trước ngày
GDKHQ của cổ phiếu AAA là 18.000đ
=> Giá CP ngày GDKHQ = 18.000 - 1.000 =17.000 đ
Giá cổ phiếu sau khi
chia cổ tức bằng cổ phiếu
Trong đó:
P’ : Giá cổ phiếu sau khi chia (Giá cổ phiếu ngày GDKHQ)
P: Giá cổ phiếu hiện tại
a: Tỷ lệ chia cổ phiếu bằng cổ tức
Ví dụ : Cổ phiếu VNM chia
cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 ( 20%) . tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ
phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới
Giá cổ phiếu trước ngày
GDKHQ của cổ phiếu VNM là 150.000đ
=> Giá CP ngày GDKHQ = 150.000 /( 1+20%) = 125.000đ
Giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu
Trong đó :
P’ : Giá cổ phiếu sau khi chia (Giá cổ phiếu ngày GDKHQ)
P: Giá cổ phiếu hiện tại
C: Cổ tức bằng tiền
a: Tỷ lệ chia cổ phiếu bằng cổ tức
Ví dụ: Cổ phiếu DBC chia cổ
tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% (100:10) và cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20% (
2.000đ/ CP)
Giá CP hiện tại là 57.000
đ
=> Giá CP ngày GDKHQ = (57.000
-2.000) / (1+10%) = 50.000đ
Ngoài các cách chia cổ phiếu trên còn một hình thức trả cổ tức bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi.
Có nghĩa là cổ đông nắm giữ cổ phiếu có quyền được mua thêm cổ phiếu ở một mức
giá ưu đãi do công ty xác định (thường là thấp hơn so với giá thị trường hiện tại của
cổ phiếu).
Khi trả cổ tức bằng hình thức này cũng sẽ làm cho giá cổ phiếu
giảm một cách tương ứng. Và công thức tổng quát giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức
được thể hiện ở công thức sau:
Trong đó:
P’ : Giá cổ phiếu sau khi chia ( Giá cổ phiếu ngày GDKHQ)
P: Giá cổ phiếu hiện tại
Py : Giá cổ phiếu phát hành thêm
C: Cổ tức bằng tiền
a: Tỷ lệ chia cổ phiếu bằng cổ tức
y: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm
Ví dụ Cổ phiếu VCB chia cổ
tức như sau:
+ Tỷ lệ chia cổ tức bằng
tiền 15% (1.500đ/cp)
+ Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu: 100:10 (10%)
+ Phát hành thêm theo tỷ lệ
: 100:20 (20%) giá 50.000đ
Giá cổ phiếu hiện tại : 89.000
đ => Giá Cổ phiếu VCB ngày GDKHQ:
Trên đây phần 1 bài viết, mình chia sẻ về các kiến thức về
chia cổ tức và cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức. Ở phần 2, mình sẽ
phân tích về các ưu nhược điểm của các phương thức cũng như có nên mua cổ phiếu
khi có tin tức chia cổ tức hay không ? Các bạn hãy cùng chờ đợi và đón đọc ! (Còn tiếp)
Nếu có ý kiến hay quan
điểm như thế nào, đừng ngại để lại cho mình biết ý kiến của bạn ở phần comment
dưới bài viết. Còn nếu thấy hay và bổ ích đừng quên like và share để mình có
thêm động lực viết tiếp các bài chia sẻ tiếp theo các bạn nhé !
Chúc các bạn luôn đầu tư hiệu quả !
BÌNH LUẬN